Một số loại van thủy lực mà bạn có thể tham khảo

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN TỰ ĐỘNG HOÁ

LAN ANH

Uy tín - Chất lượng - Hiệu quả

Hotline

Hotline: 098 246 12 12

Một số loại van thủy lực mà bạn có thể tham khảo
Ngày đăng: 10 tháng trước

Van điều khiển hướng (Directional control valves)


        Van điều khiển thủy lực hướng có tên gọi tiếng Anh là Directional control valves. Đây là một trong những loại van thủy lực thông dụng nhất. Trong giới kỹ thuật người ta gọi là van phân phối. Tên gọi van cũng đã cung cấp thông tin cho chúng ta biết chức năng và nhiệm vụ của nó đó là thay đổi hướng chuyển động của dòng dầu.

 

Van 1 chiều thủy lực


        Van thủy lực một chiều là van có thiết kế nhỏ gọn được lắp đặt trên các đường ống dẫn dầu. Đây là loại van điều khiển được đánh giá là đơn giản nhất. Chức năng của nó là chỉ cho dòng dầu đi theo một chiều duy nhất, tránh việc dầu chảy ngược về bơm khiến hỏng hóc hoặc sự cố hệ thống. Nếu có sự cố tụt áp của máy bơm thủy lực diễn ra thì van một chiều ở cửa ra của bơm sẽ giúp không cho dầu chảy về bơm. Điều này rất có lợi cho hệ thống.

 

        Bên cạnh đó, van một chiều còn giúp hạn chế sự rò rỉ, hỏng hóc trên ống dẫn. Người ta chia van 1 chiều thủy lực thành 2 loại đó là van dạng trượt dùng cho ống dẫn dầu nằm ngang và van dạng cửa xoay chuyên dùng cho các ống dẫn dầu nhiều lớp.

 

Van thủy lực 5/3


        Trước tiên van thủy lực 5/3 có nghĩa là van có 5 cửa bao gồm 1 cửa vào, 2 cửa làm việc, 2 cửa xả và 3 vị trí làm việc bao gồm trái, phải và ở giữa để tác động đến việc đứng yên, lùi, tiến của xi lanh.

 

Van thủy lực 5/2


        Tương tự như với van điều khiển hướng 5/3, van 5/2 sẽ có 2 vị trí và 5 cửa van: 2 cửa làm việc, 2 cửa xả và 1 cửa vào. Nếu là van thủy lực điều khiển điện thì coil sẽ là 24v hoặc 220v để phù hợp với hệ thống.

 

 

Van thủy lực 4/3


        Van phân phối thủy lực 4/3 là loại rất phổ biến. Chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm nó tại các đại lý, công ty hay cửa hàng kinh doanh thiết bị thủy lực. Chức năng của van 4/3 đó là cung cấp dầu vào các khoang phải, khoang trái của xi lanh để điều khiển.

 

        Đặc điểm cấu tạo của van này là có 4 cửa (1 cửa vào, 2 cửa làm việc, 1 cửa xả) và 3 vị trí làm việc (trái, giữa, phải). Loại van thủy lực 4/3 điều khiển điện với 2 coil điện và lo xo đẩy trong thân van.

 

Van thủy lực 4/2


        Các van phân phối này đều tương tự nhau, van 4/2 là 2 vị trí và 4 cửa van gồm: 1 cửa vào, 2 cửa làm việc và 1 cửa xả. Do van 4/2 là van tác dụng đơn nên thường lắp cho xác xi lanh 1 chiều, xi lanh đơn khi vận hành.

 

Van thủy lực 3/2


        Van 3/2 thủy lực cũng tương tự như các van trên nhưng lại đơn giản hơn với 2 vị trí và 3 cửa van gồm 1 cửa vào, 1 cửa xả và 1 cửa làm việc, được điều khiển bởi coil điện. Thông thường người ta dùng van 3/2 để điều khiển xi lanh một chiều. Lúc đầu, cửa vào đóng, cửa xả và cửa làm việc thông với nhau. Khi điện năng được cung cấp thì cửa dầu vào sẽ thông với cửa làm việc, cửa xả đóng.

 

        Theo như tổng hợp của chúng tôi thì loại van điều khiển hướng được sử dụng nhiều nhất là van 4/3, van 3/2. Bên cạnh các van thủy lực điện từ thì còn có loại van thủy lực điều khiển bằng tay, van bi nhiều ngã thực hiện cùng nhiệm vụ.

 

Van điều khiển áp suất (Pressure controls valves)
 

        Nhóm van thủy lực áp suất rất đa dạng với các loại van khác nhau nhằm giữ ổn định áp suất, hạ áp để cung cấp áp suất ở mức quy định cho hoạt động hệ thống.

 

Van an toàn thủy lực
 

        Van an toàn thủy lực hay còn được gọi với cái tên khác đó là van tràn thủy lực, van xả tràn. Chức năng của van đó là đảm bảo an toàn cho cả hệ thống thủy lực thông qua việc giới hạn mức áp suất lớn nhất của mạch, giúp hệ thống tránh khỏi quá tải. Bên cạnh đó, nó còn giúp người vận hành đạt được hiệu suất như mong muốn.

 

        Trong quá trình làm việc, van an toàn luôn đóng. Khi áp suất dầu ở đầu vào quá lớn, vượt mức quy định của hệ thống thì van sẽ mở để dầu chảy về thùng chứa làm giảm áp.

 

Van cân bằng thủy lực
 

        Chức năng chính của loại van cân bằng thủy lực này đó là tạo ra một áp suất để cân bằng với một tải trọng do bị ảnh hưởng của trọng lượng mà khi mạch nghỉ nó không dịch chuyển. Van cân bằng thuộc nhóm van thủy lực áp suất với 2 loại: van cần bằng có điều khiển, van cân bằng thông thường.

 

 

Van tuần tự thủy lực
 

        Đây là một loại van đặc biệt với chức năng giúp hệ thống hoạt động theo trình tự nhất định với thứ tự trước sau phụ thuộc vào cơ cấu tác động khi áp suất đạt mức đã được cài đặt trước.

 

        Với van này, khách hàng có thể điều chỉnh áp suất trong mạch thủy lực. Người ta phân chia thành các loại van tuần tự khác nhau như: van tuần tự tác động gián tiếp, van tuần tự tác động trực tiếp. Cấu tạo của van đơn giản với: Cửa dầu vào, cửa dầu ra, lò xo, vít điều chỉnh, con trượt, bi trụ.

 

Van giảm áp thủy lực
 

        Với các mạch phức tạp, có yêu cầu áp suất làm việc khác nhau với cùng một nguồn chung thì cần phải sử dụng van giảm áp thủy lực. Chức năng của loại van này đó là giảm áp lực của hệ thống đến mức hệ thống cần, đảm bảo áp suất ở đầu ra luôn có giá trị thấp hơn so với áp suất định mức.

 

        Theo như đánh giá của nhiều người thì van an toàn và van giảm áp khá giống nhau chỉ phân biệt dựa trên nguyên lý hoạt động.

 

Van điều khiển dòng chảy (Van tiết lưu thủy lực – Flow control valves)
 

        Van điều khiển dòng chảy hay còn  được gọi là van tiết lưu với chức năng hạn chế, điều chỉnh dòng lưu lượng qua van, phục vụ yêu cầu làm việc của hệ thống.

 

        Nó vận hành bằng cách tăng hoặc giảm độ mở tại điểm điều chỉnh thông qua vặn tay hoặc điện từ. Điều này sẽ giúp khác hàng có thể kiểm soát được tốc độ của chấp hành motor hoặc xi lanh. Van tiết lưu trên thị trường có các dòng: van tiết lưu chỉnh không có van một chiều, van tiết lưu thủy lực 1 chiều.

 

Bài viết khác:
Zalo
Hotline