Máy chấn tôn thuỷ lực là cái tên đã rất quen thuộc trong lĩnh vực cơ khí hay xây dựng. Tuy nhiên những thông tin đầy đủ, chính xác của thiết bị này không phải ai cũng có thể nắm bắt rõ. Nếu bạn đang quan tâm đến máy chấn tôn, hãy tham khảo bài viết dưới đây. Mọi thông tin cần thiết đều sẽ được cung cấp cụ thể.
1. Máy chấn tôn thủy lực là gì?
Máy chấn tôn thuỷ lực được sử dụng rộng rãi cho nhiều công việc với nhiều mục đích khác nhau. Thiết bị này có khả năng uốn cong, cắt và xử lý các tấm kim loại, đặc biệt là chất liệu tôn và đảm bảo kết quả hoạt động chính xác, nhanh chóng.
Máy chấn tôn thuỷ lực bao gồm rất nhiều chi tiết lắp ghép với nhau, trong đó sẽ có 2 khung chữ C 2 bên, 1 bàn phía dưới và 1 nang phía trên. Các xưởng cơ khí, công trình, nhà máy cỡ nhỏ hầu hết đều cần đến máy để nâng cao năng suất hoạt động của mình.
2. Nguyên lý hoạt động máy chấn thủy lực
Mỗi thiết bị sẽ có một nguyên lý hoạt động khác nhau, trong đó máy chấn tôn thuỷ lực sẽ có nguyên lý như sau:
+ Dựa vào sự kết hợp của khuôn cối dưới và dao chấn ở trên, khi có lực tác động từ hệ thống thuỷ lực, dao chấn sẽ thực hiện chấn các tấm kim loại vào khuôn cối và cho ra những sản phẩm theo mong muốn của người dùng.
+ Phần bàn trượt sẽ phản hồi những tín hiệu điều khiển quá trình hoạt động và đưa dữ liệu về bộ phận điều khiển CNC. Khi đó phần màn hình của máy hiển thị mô phỏng quá trình hoạt động, tạo sự kết nối giữa máy và con người.
+ Quá trình chấn sẽ được diễn ra đồng thời, dầu được phân bổ vào các xi lanh qua các van điều khiển. Mỗi xi lanh sẽ hoạt động một cách độc lập qua các van riêng. Các tín hiệu từ CNC sẽ điều khiển van và gửi đến những tín hiệu thuỷ lực.
3. Cách bảo dưỡng máy chấn tôn thủy lực
+ Kiểm tra motor
Motor là phần truyền động đến bơm để phục vụ quá trình hoạt động của máy nên cần kiểm tra rất cẩn thận. Để kiểm tra motor, bạn cần ngắt cầu dao điện tổng, sau đó bật công tắc của máy để kiểm tra có bị hỏng các tiếp xúc của máy không và thay thế phù hợp.
+ Chăm sóc dụng cụ máy
Chăm sóc dụng cụ máy bao gồm các hoạt động sau:
- Bảo dưỡng và hiệu chỉnh, thay dầu máy theo định kỳ.
- Vệ sinh các bộ phận theo lịch hoặc thường xuyên nếu máy hoạt động liên tục.
- Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống ống dẫn dầu, tránh việc bị rò rỉ.
- Kiểm tra phần đầu tiếp xúc của phích cắm và phích cắm van dầu điện tử.