Giới thiệu về dịch vụ sửa chữa máy móc cơ khí

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN TỰ ĐỘNG HOÁ

LAN ANH

Uy tín - Chất lượng - Hiệu quả

Hotline

Hotline: 098 246 12 12

Giới thiệu về dịch vụ sửa chữa máy móc cơ khí
Ngày đăng: 6 tháng trước

     Sửa chữa và bảo dưỡng máy móc và thiết bị công nghiệp nhằm khôi phục lại máy móc thiết bị và các sản phẩm khác. Việc bảo dưỡng chung hay định kỳ các sản phẩm này đảm bảo chúng hoạt động hiệu quả và tránh các hỏng hóc và sửa chữa không cần thiết.

Các phương pháp sửa chữa chi tiết máy

- Sửa chữa bằng phương pháp hàn, hàn đắp: Đây là phương pháp gia công sửa chữa nhanh gọn tuy nhiên chất lượng không cao, vậy nên tùy thuộc và chất lượng và điều kiện làm việc của chi tiết mà lựa chọn phương pháp này hợp lý.

- Sửa chữa bằng phương pháp gia công cơ khí: Đây là phương pháp gia công đảm bảo độ chính xác cao, và sử dụng các máy công cụ Tiện, Phay,.. để gia công sửa chữa chi tiết.

- Sửa chữa bằng phương pháp mạ: Đây là phương pháp sửa chữa bề mặt, với điều kiện và môi trường làm việc chịu ăn mòn,… người ta sẽ áp dụng phương pháp mạ.

- Sửa chữa bằng phương pháp gia công chế tạo mới:  Phương pháp gia công thay thế mới một chi tiết có độ chính xác cao. Và độ chính xác phụ thuộc vào khả năng của người thiết kế lại chi tiết và kỹ thuật gia công của kỹ thuật viên.

Mục đích của việc bảo trì, sửa chữa máy móc cơ khí

- Nghiên cứu các kiểu hư hỏng nhằm cực tiểu hóa hư hỏng.
- Nghiên cứu hậu quả các hư hỏng để xác định thiệt hại của các bộ phận.

- Thực hiện phân tích các dạng, tác động và khả năng tới hạn của hư hỏng để xác định bộ phận nên tập trung thiết kế lại.

- Thu nhận dữ liệu thời gian vận hành đến khi hư hỏng.

- Các nhu cầu phụ tùng tối ưu.

- Thời gian thay thế phòng ngừa tối ưu của bộ phận quan trọng.

- Thời gian bảo hành tối ưu và chi phí tương ứng.

- Xác định sự phân bố thời gian thiết bị hư hỏng.

- Xác định sự phân bố thời gian vận hành đến khi hư hỏng để tính toán tỉ lệ hư hỏng.

- Tiết kiệm chi phí, tăng năng suất sản xuất

Quy trình của dịch vụ sửa chữa máy móc cơ khí

- Tiếp nhận thông tin từ khách hàng

- Tiến hành khảo sát: Chuyên viên kỹ thuật sẽ tiến hành xem xét một số tính năng, công năng của các thiết bị. Từ đó xác định mức độ hư hỏng và đưa ra phương án sửa chữa cho phù hợp.

- Tư vấn và thống nhất phương án sửa chữa tối ưu nhất cho khách hàng

- Báo giá đến khách hàng: gửi đơn báo giá chi tiết để khách hàng tham khảo và xem xét.

- Chuẩn bị công nhân kỹ thuật: Nếu đôi bên đồng ý với báo giá đã đưa ra. Sẽ tiến hành chuẩn bị đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề trước khi thực hiện công việc sửa chữa

- Tập kết dụng cụ máy móc và vật liệu: Lên danh sách những máy móc, trang thiết bị đang cần được bảo trì.

- Test hệ thống máy móc

- Vận hành hệ thống và bàn giao: Sau khi đảm bảo mọi công đoạn bảo trì đã thực hiện xong. Đội ngũ nhân viên cần phải vận hành lại hệ thống một lần nữa để đảm bảo kết quả chắc chắn nhất. Sau đó đến bước tiến hành nghiệm thu và bàn giao cho doanh nghiệp.

- Nhận phản hồi từ khách hàng về dịch vụ để cải thiện dịch vụ của mình

Vai trò của dịch vụ sửa chữa máy móc cơ khí

- Giúp tận dụng tối đa thời gian sử dụng máy móc thiết bị đồng thời giảm chi phí đầu tư ban đầu.

- Bảo trì giúp dự phòng trước những sự cố có thể xảy ra thông qua công tác dự báo. Nhờ vậy doanh nghiệp có thể chủ động đưa ra các biện pháp khắc phục: chăm sóc, bảo dưỡng thiết bị

- Giúp máy móc sản xuất và sản lượng ổn định, tăng năng suất, giảm tối đa những tổn thất trong chu kỳ gia công và các dạng tổn thất ngoài chu kỳ.

- Vượt qua các kỳ thẩm định ISO, GMP, HACCP một cách dễ dàng

- Làm chủ tình hình, hạn chế hỏng hóc cơ sở vật chất

- Phát hiện và sửa chữa kịp thời lỗi trong thời gian vận hành

- Hạn chế gián đoạn sản xuất gây thiệt hại kinh tế

- Tối ưu công suất, sản lượng của nhà máy

- Hạn chế lỗi trên sản phẩm đầu ra của nhà máy, đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn đồng đều

- Tiết kiệm tối đa chi phí sửa chữa và kéo dài tuổi thọ cho hệ thống

- Bảo đảm an toàn sản xuất, an toàn lao động cho cán bộ nhân viên

Bài viết khác:
Zalo
Hotline