Đế van thủy lực là gì? Các bước gia công đế van thủy lực

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN TỰ ĐỘNG HOÁ

LAN ANH

Uy tín - Chất lượng - Hiệu quả

Hotline

Hotline: 098 246 12 12

Đế van thủy lực là gì? Các bước gia công đế van thủy lực
Ngày đăng: 8 tháng trước

     Đế van thủy lực là thiết bị thông dụng mà chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều nơi không chỉ trong các dây chuyền sản xuất, chế tạo cơ khí mà còn trong các trạm nguồn. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người chưa tiếp cận thông tin về thiết bị này, gây khó khăn cho việc chọn mua, sử dụng. Vậy nên bài viết ngày hôm nay của chúng tôi sẽ giới thiệu về thiết bị này cũng như quy trình để gia công đế hoàn chỉnh, giúp quý khách có cái nhìn khách quan, thực tế nhất.

Đế van thủy lực là gì?

     Trong hệ thống thủy lực, bên cạnh các thiết bị chính, đóng vai trò cơ cấu, chấp hành thì chúng ta phải nhắc đến các phụ kiện. Tiêu biểu là đế van thủy lực. Tuy không có chức năng quan trọng và thật cần thiết nhưng nếu không có nó, hệ thống sẽ không ổn định, chắc chắn cũng như các van có thể đạt năng suất cao.

     Đế van là 1 đế dùng để lắp đặt các van thủy lực ở trên. Nhờ có phụ kiện này mà chúng ta có thể bố trí 1 van dầu hoặc nhiều van dầu, xếp chồng lên nhau, gọn gàng. Vì thế mà dù hệ thống có cần lắp nhiều van dầu nhưng vẫn tiết kiệm diện tích và nhất là đảm bảo dòng dầu thông suốt. Chúng ta có thể bắt gặp các tổ hợp van và đế van trên các bộ nguồn thủy lực, các máy ép, máy dập, máy cẩu, máy kéo hay các hệ thống của nhà máy luyện kim, cơ khí chế tạo máy, sản xuất xi măng, chế biến gỗ, đóng tàu…

 

 

Các bước gia công đế van thủy lực

     Để có thể gia công và mang đến cho khách hàng những đế van thủy lực chất lượng, đáp ứng yêu cầu 100% thì quá trình sản xuất, các nhà máy phải tuân thủ theo 1 quy trình nhất định.

1. Có sơ đồ mạch thủy lực của đế van

     Lên sơ đồ mạch thủy lực kết nối đế van với van là 1 việc rất quan trọng bởi nó quyết định rất nhiều đến việc van có hoạt động được hay không, có lắp ghép chắc chắn với các thiết bị khác hay không?

     Khách hàng có thể dựa trên tài liệu kỹ thuật của van lưu lượng dầu qua van, kích thước van, diện tích cần lắp đặt van từ đó có thể vẽ sơ đồ mạch thủy lực của đế van và hệ thống các van sẽ lắp trên đế. Việc lên sơ đồ mạch điện phải được thực hiện bởi các kỹ thuật viên có nhiều kinh nghiệm để nhanh chóng và chính xác nhất.

2. Đưa ra các phương án bố trí

     Bước này là yếu tố tác động đến hình dáng, thẩm mỹ và giá thành của sản phẩm. Đây cũng là bước quyết định đến sự nổi bật, khác biệt của sản phẩm hãng này so với sản phẩm của hãng kia bởi vì nó thể hiện kiến thức, năng lực sáng tạo và sự đầu tư nghiêm túc.

     Thời gian gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, các phần mềm 3D đã ra đời giúp các bước khi vẽ được đơn giản hơn, dễ dàng hơn. Nhưng sự đột phát trong ý tưởng vẫn là quan trọng nhất.

     Một bản vẽ sai, nhiều chi tiết cẩu thả, chưa hoàn chỉnh sẽ khiến công đoạn gia công khó khăn, tốn kém nhiều chi phí và thời gian cho 1 sản phẩm.

 

 

3. Gia công theo bản vẽ

     Bước này sẽ được các thợ thực hiện với các máy móc hiện đại, dưới sự giám sát của các kỹ sư.

4. Kiểm tra

     Để có thể mang đến cho khách hàng những sản phẩm hoàn chỉnh thì chúng ta không thể bỏ qua bước kiểm tra:

+ Thứ nhất là kiểm tra các lỗ khoan có đúng độ sâu theo bản thiết kế hay không. Nếu trường hợp chưa đủ độ sâu thì phải tiến hành khoan thêm. Nếu khoan quá sâu mà chạm với các lỗ khoan khác thì chắc chắn phải bỏ sản phẩm đấy.

+ Thứ 2 là kiểm tra và xem xét các vị trí tương quan giữa các lỗ để có thể bắt vít vặn và lắp van.

+ Thứ 3 là bề mặt làm kín của van phải đạt độ bóng yêu cầu và đảm bảo không có 1 vết trầy xước nào.

     Các sản phẩm không đúng với thiết kế, khi sử dụng có thể phá hủy hệ thống và để lại hậu quả rất nặng nề.

5. Vệ sinh và chống gỉ

     Tiếp theo trong quy trình gia công đế van thủy lực sẽ là công đoạn vệ sinh và chống rỉ cho sản phẩm. Người thợ cần phải sử dụng một số loại máy cầm tay chuyên dụng để loại bỏ dần các gờ sắc, các bavia, ba dớ và doa bóng lại các lỗ. Mỗi nhà máy lại có cách xử lý sản phẩm khác nhau nhưng thường thì sẽ có công đoạn ngâm trong hóa chất đặc biệt để loại bỏ dầu mỡ bám. Sau đó sử dụng vòi xịt khô khí nén để loại bỏ các mạt sắt dư thừa. Nếu vẫn còn mạt sắt cứng đầu thì sẽ ngâm sản phẩm trong dung dịch axit để tẩy rửa. Cuối cùng thì chúng ta vớt sản phẩm ra và chuyển sang 1 bể chứa các dung dịch thụ động hóa bề mặt để tạo nên 1 lớp màn chống rỉ bao bọc bề mặt đế van.

 

 

6. Sơn hoàn thiện

     Cuối cùng trong gia công đế van thủy lực là bước sơn hoàn thiện. Việc này đòi hỏi người thợ phải khéo léo và tỉ mỉ để thành phẩm đạt yêu cầu, lớp sơn mịn bóng và đảm bảo tính thẩm mỹ. Tại những bề mặt tiếp xúc trực tiếp với không khí, người thợ phải tạo độ nhám để sơn có thể bám chắc. Tại các vị trí dùng để lắp các loại van thì sẽ không được phun sơn. Để thực hiện, người thợ phải dán 1 lớp băng keo chuyên dụng lên các vị trí đó.

     Lựa chọn sơn để sử dụng sao cho phù hợp cũng là một trong những yếu tố khá đau đầu của các kỹ sư. Sơn phải có tính chất chịu được dầu thủy lực, không bị oxi hóa hoặc biến chất dưới tác động của các yếu tố môi trường khi làm việc liên tục và lâu dài.

 

 

Bài viết khác:
Zalo
Hotline