Cấu tạo và nguyên lý hoạt động van thủy lực 1 chiều

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN TỰ ĐỘNG HOÁ

LAN ANH

Uy tín - Chất lượng - Hiệu quả

Hotline

Hotline: 098 246 12 12

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động van thủy lực 1 chiều
Ngày đăng: 6 tháng trước

     Nếu bạn quan tâm đến van 1 chiều thủy lực thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua thông tin về thông số, cấu tạo nguyên lý làm việc của nó. Tất cả những thông tin trên sẽ được chúng tôi gửi đến các bạn trong bài viết hôm nay, đừng bỏ lỡ nhé.

Van 1 chiều thủy lực là gì?

     Van 1 chiều thủy lực là 1 thiết bị quen thuộc đối với giới kỹ thuật khi nó có mặt trong hầu hết các hệ thống vận chuyển lưu chất. Van này có đặc điểm là đóng mở tự động bằng chính áp lực của dòng chảy và nó chỉ cho phép lưu chất chảy theo 1 hướng nhất định, ngăn không cho chảy ngược lại.

     Nhờ có nó và van có thể giúp hệ thống không xuất hiện tình trạng búa nước làm hỏng đường ống, thiết bị xung quanh và tránh nước chảy ngược về bơm hỏng hơn hoặc thất thoát lưu chất.

     Hydraulic check valve là tên tiếng anh của loại van này. Nó dùng nhiều nhất trong các hệ thống thủy lực. Do môi trường làm việc là chất lỏng hoặc lưu chất như: hóa chất, dầu, nhớt… nên vật liệu chế tạo luôn được các hãng chú trọng. Thép, inox, gang là những vật liệu được các hãng ưa chuộng hiện nay.

 

 

     Van có kết cấu đơn giản, thiết kế nhỏ gọn nên phần thân được đúc chắc chắn. Nó có thể chịu được áp lực lớn, nhiệt độ cao, chống ăn mòn và va chạm tốt. Áp suất chịu được lên đến 300 bar và lưu lượng dòng chảy lưu chất qua van có thể đạt mức 650 lít/ phút.

     Van một chiều thủy lực được ứng dụng trong các hệ thống bơm thủy lực, xử lý nước thải, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống cấp thoát nước sạch tại các nhà máy các hệ thống dẫn dầu.

Cấu tạo và nguyê n lý hoạt động van thủy lực 1 chiều

Cấu tạo

     Được cấu tạo từ 4 bộ phận, lắp ghép và tạo nên 1 thiết bị hoàn chỉnh:

Đĩa van: Nó chính là cửa của van, được thiết kế sao cho kích thước bằng với kích thước đường kính tâm van. Chức năng của nó chính là đóng vào để ngăn chặn hoặc là mở cho dòng chất, dầu, hơi được đi qua van.

Thân van: Nó được đúc từ các vật liệu mà có độ cứng cao, dày dặn, khả năng chống chịu va đập cũng như oxi hóa. Tiêu biểu như thép, inox… sao cho trong quá trình làm việc không bị nứt vỡ hay rung lắc. Trên thân van, các hãng sẽ thiết kế ren trong nhằm lắp với đường ống dễ dàng, kín khít.

Mặt đỡ van: Lắp đặt bên trong của thân van, nó làm bệ đỡ cố định đĩa van

Lò xo: Thường được làm bằng inox, những thiết kế vòng xoắn đều sẽ có độ đàn hồi cao. Lò xo liên kết với đĩa van. Do lò xo có tính đàn hồi nên nó sẽ giúp van đóng, mở cửa hoặc về lại trạng thái ban đầu nhanh chóng.

 

 

Nguyên lý hoạt động

     Van 1 chiều thủy lực cũng có nguyên lý hoạt động và nó tương tự như các loại van 1 chiều khí nén. Chúng được thiết kế để có thể làm việc tự động, đóng mở bằng chính dòng chảy lưu chất.

     Lúc ở trạng thái bình thường, hệ thống không hoạt động và dòng lưu chất không chảy qua van, van sẽ đóng. Khi có 1 lượng chất lỏng được bơm vào trong đường ống thì áp suất của dòng chảy mạnh sẽ tác động lên chính đĩa van.

     Lò xo sẽ được kết nối với đĩa van, ép chặt về phía sau. Lúc này lò xo bị ép kéo theo 1 đĩa van rời khỏi vị trí và tạo ra 1 khoảng trống để dòng lưu chất có thể đi qua mà không bị bất kỳ yếu tố nào cản trở.

     Khi dòng lưu chất không chảy thì lò xo cũng không còn bị áp lực cản trở, do tính đàn hồi nên nó sẽ tự động về lại vị trí ban đầu. Nó đẩy đĩa van về và chắn ngay ở cửa.

     Toàn bộ lưu chất sau khi đi vào hệ thống sẽ bị chắn lại ở đó mà không thể chảy ngược trở lại.

 

Bài viết khác:
Zalo
Hotline