Cách làm và gia công đế van thủy lực

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN TỰ ĐỘNG HOÁ

LAN ANH

Uy tín - Chất lượng - Hiệu quả

Hotline

Hotline: 098 246 12 12

Cách làm và gia công đế van thủy lực
Ngày đăng: 1 năm

     Đế van thủy lực là một thiết bị được sử dụng để lắp đặt các bộ nguồn thủy lực, bơm thủy lực, van thủy lực hay các sản phẩm nằm ở phía trên đế. Đế van thủy lực giúp cố định các thiết bị thủy lực, giúp các thiết bị thủy lực vận hành ổn định nhất và đạt năng suất sử dụng là tốt nhất. Đế van thủy lực có nhiều loại được làm từ nhiều chất liệu với đa dạng các kích cỡ khác nhau, tùy vào số lượng thiết bị thủy lực lắp đặt trên đế có thể 1, 2, 3 hoặc nhiều thiết bị.

1. Chuẩn bị bản vẽ, sơ đồ của các thiết bị thủy lực của đế van

     Trước khi làm đế van thủy lực cần kiểm tra các thiết bị lắp đặt lên đế, tìm hiểu các thông số, bản vẽ của các thiết bị như kích cỡ, chiều cao, độ rộng chân lắp đặt để từ đó thiết kế được bản vẽ cũng sơ đồ của để van thủy lực. Quý khách hàng có thể cung cấp các thông tin về các thiết bị thủy lực để chúng tôi có thể hỗ trợ thực hiện các mẫu thiết kế đế van thủy lực phù hợp sử dụng cho quý khách nhất.

2. Tìm phương án bố trí đế van thủy lực

     Đây là công đoạn thiết kế đế van thủy lực, đế thường dạng chữ nhật, vuông khối đây là công đoạn quan trọng giúp hình thành đến hình dáng cũng như kiểu loại sản phẩm. Cần đưa ra những phương án tốt nhất để tạo ra được sản phẩm đế van thủy lực chất lượng cao và chi phí sản xuất rẻ nhất.

3. Tiến hành làm và gia công đế van thủy lực theo bản vẽ

     Quá trình làm và gia công đế van thủy lực được làm từ những kỹ sư hàng đầu trong lĩnh vực kết hợp với các máy móc hiện đại giúp tạo ra các sản phẩm đế van thủy lực có chất lượng là tốt nhất và có độ chính xác cao nhất.

4. Kiểm tra và lắp đặt thử đế van thủy lực

     Sau khi hoàn thành quá trình sản xuất đế van thủy lực cần kiểm tra các lỗ lắp đặt trên đế van xem có phù hợp với các thiết bị thủy lực hay không. Kiểm tra về kích cỡ, số lượng, độ sâu để kịp thời phát hiện các lỗi và có thể nhanh chóng sửa chữa.

     Kiểm tra tổng thể đế thủy lực xem kín chưa và có bị hư hỏng, gãy vỡ gì không, đảm bảo đế như mới sản xuất. Việc kiểm tra lại đế van thủy lực rất quan trọng, vì nếu sai sẽ ảnh hưởng đến toàn hoạt động hệ thống, gây hư hỏng và tổn thất cho hệ thống thủy lực.

5. Vệ sinh và chống gỉ đế van thủy lực

     Sau hoàn thành công đoạn sản xuất, cần lưu ý vệ sinh thường xuyên cho đế van thủy lực bởi trong quá trình hoạt động có lưu chất sẽ chảy ra bên ngoài và bám vào đế, thêm tác động của môi trường bên ngoài khiến đế van thủy lực bám nhiều bụi bẩn. Các bạn cần lau sạch lưu chất và vệ sinh chống rỉ cho đế, để nâng cao hiệu quả hoạt động và tuổi thọ của đế van. Nên dùng rẻ và các dung dịch vệ sinh sạch lưu chất, thêm lớp chống rỉ để giúp van bền bỉ hơn.

6. Sơn hoàn thiện đế van thủy lực

     Sau khi hoàn thành các công đoạn làm đế van thủy lực, tiến hành công đoạn cuối, sơn đế van thủy lực hoàn thiện. Công đoạn này thường sử dụng các lớp sơn chống gỉ, yêu cầu người thực hiện phải khéo léo để sơn đều và đẹp nhất. Đối với hệ thống tự động thì việc sơn dễ dàng hơn và được phụ vụ tự động bởi các thiết bị máy móc.

Bài viết khác:
Zalo
Hotline